mau-sac-cua-kim-cuong

MÀU SẮC CỦA KIM CƯƠNG

Không phải ngẫu nhiên kim cương luôn được mệnh danh là “thủ lĩnh của các loại đá quý”; bởi chúng dẫn đầu cả về sự sang trọng, vẻ đẹp tỏa sáng lẫn sự tinh tế. Đa số kim cương đều thể hiện cấp độ khác nhau về màu sắc. Màu sắc của kim cương được phân loại từ không màu đến hơi vàng

Tiêu chuẩn để đánh giá kim cương

Hãy luôn nhớ tiêu chuẩn 4C – Cut (Giác cắt), Color (Màu sắc), Clarity (Độ tinh khiết) và Carat (Trọng lượng).

Màu sắc của kim cương nói lên đặc tính của nó; đây là một điểm đặc biệt của loại đá quý này. Màu của kim cương rất đa dạng: từ không màu (colorless – màu trắng) cho đến các màu sắc bắt mắt (fancy colored diamonds); đây là một thuật ngữ để chỉ bất kỳ màu sắc nào của kim cương ngoài màu trắng. Kim cương sở hữu màu sắc bắt mắt có thể mang màu nâu; vàng; xanh biển; xanh lá; hồng; hoặc đỏ. Hơn thế, chúng có thể xuất hiện với rất nhiều mức độ đậm nhạt; sự bão hoà và cường độ khác nhau. Kim cương màu được chia thành 2 loại: được xử lý màu và chưa được xử lý màu (không bị biến dạng, sở hữu màu sắc tự nhiên).

Phân loại màu sắc của kim cương

Chúng ta sử dụng hệ thống phân loại màu được phát triển bởi Viện Ngọc học Hoa Kỳ (GIA); đây là hệ thống đánh giá tiêu chuẩn ở tại Mỹ và hầu hết các nơi khác trên thế giới. Các lớp màu của kim cương được ký hiệu bằng các chữ cái; bắt đầu từ chữ “D”; tượng trưng cho kim cương tuyệt đối không có màu; và kết thúc ở “Z”, với những viên kim cương có màu nâu, hay vàng nâu rất rõ ràng. Vậy, sau “Z” là gì? Hệ thống phân loại các màu sắc lạ mắt sẽ được sử dụng với những viên kim cương này. Thông thường, đối với những viên kim cương trắng; bạn sẽ chỉ nhìn thấy được các cấp “D” tới “M” hay có thể là “N”. Lớp màu kim cương được chia thành ba nhóm chính:
Không màu: D, E, F
Gần như không màu: G, H, I, J
Ngả vàng: K, L, M
Vàng nhạt: N, R
Vàng sáng: S, Z

Cách phân loại màu sắc của kim cương

Khi xếp loại màu; kim cương được đặt phần mặt phẳng xuống bàn, với đỉnh chóp lên trên; vì nếu đặt ngược lại sẽ làm cho việc đánh giá chính xác trở nên khó khăn hơn.

Công nghệ tiên tiến hiện tại có thể đánh giá được khi kim cương được đặt ngược lại; thế nhưng, những dụng cụ này lại rất đắt tiền và không phổ biến. Kim cương khi được đặt ngược lại để xếp loại; những kết quả cho thấy chỉ là những “ước tính tốt nhất”.

Bảng đánh giá màu kim cương được dùng để phân loại màu; bảng này sử dụng những viên kim cương hoặc kim cương nhân tạo đã được so sánh màu với bảng màu chính; và sau đó được dùng để so sánh với các loại đá khác. Viện Ngọc học Hoa Kỳ bảo quản một bảng màu chủ; hiện đang đặt tại phòng thí nghiệm thương mại đá quý ở Carlsbad, California. Một phương pháp khác để phân loại màu; đó là dùng công nghệ điện tử hiện đại để đánh giá màu sắc một cách tự động.

Lựa chọn màu sắc của kim cương

Trong thị trường kim cương, sự lựa chọn màu sắc ưa thích rất đa dạng và mang tính cá nhân. Với nhiều người, màu sắc của kim cương là vô cùng quan trọng; và chỉ có những viên không màu mới có thể làm được điều đó. Tuy nhiên; những người khác lại cho rằng những viên đá gần với kim cương không màu là vừa đủ tốt. Kim cương gắn lên bạch kim có thể cần có màu sắc tốt hơn; để đảm bảo màu viên đá không chống lại màu trắng của kim loại. Những viên kim cương được đánh giá màu sắc từ “G” tới “J” có thể được gắn vàng trắng; có màu hơi vàng so với bản thân viên đá; để có thể che giấu lớp màu thấp hơn của nó.

Ngoài ra, chất lượng của việc cắt kim cương cũng góp phần quan trọng đến vẻ ngoài của viên đá, một vết cắt tốt có thể sẽ giúp che giấu màu sắc của những viên đá có màu vàng hoặc nâu trong chúng. Nếu bạn trả thêm tiền cho những viên đá có vết cắt tốt hơn, bạn có thể tiết kiệm chi phí về màu sắc, bằng cách sở hữu một lớp màu thấp hơn mà không làm mất đi vẻ đẹp bề ngoài của viên kim cương đó. Những viên kim cương được cắt tốt hơn, nhưng có lớp màu kém hơn, có thể trông trắng hơn nhiều so với màu thực sự, vì việc cắt làm giảm sự rò rỉ ánh sáng, và từ đó, nhiều ánh sáng tự nhiên được toả ra từ đỉnh đá.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến màu sắc của kim cương

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới màu sắc đó chính là chất huỳnh quang (Flo). Huỳnh quang là một đặc tính của viên đá giúp xác định một viên kim cương sẽ phản ứng như thế nào trước tia cực tím (UV hay bức xạ) – một thành phần của ánh mặt trời. Ánh sáng cực tím, xảy ra ở hai dạng, sóng dài, sóng ngắn và bức xạ.

Có lẽ nhiều người đã quen thuộc với ánh sáng đen (black-light), ánh sáng này thường được dùng ở các hộp đêm, đây là một ví dụ về dạng sóng dài. Kim cương thường có thể phản ứng với cả ánh sáng tím có sóng dài hay sóng ngắn bằng cách phát ra màu xanh biển hoặc ít phổ biến hơn: vàng, xanh lá. Những màu sắc này có thể rất nhạt hoặc rất đậm.

Thông thường, một viên kim cương có huỳnh quang từ trung bình đến rất nhiều, sẽ không đắt tiền bằng những viên đá khác, về mọi mặt. Tuy nhiên, đặc tính này của kim cương có thể mang lại lợi ích nào đó, đặc biệt là khi được tìm thấy trong những viên kim cương có độ vàng hoặc nâu nhiều hơn.

Một viên kim cương với ánh xanh nhạt dưới tia cực tím, dường như sẽ trắng hơn khi phản ứng với ánh sáng không có thành phần UV. Vì vậy, bạn có thể trả ít tiền hơn cho một viên đá với màu sắc kém hơn và với một ít huỳnh quang, để sở hữu một viên kim cương “trắng hơn” tương tự.

Tóm lại

Một viên kim cương sẽ có màu cơ bản, đặc tính vốn có, tuy nhiên, bạn đã thấy các nhân tố khác nhau có thể kết hợp và tạo ra ảnh hưởng đến bề mặt viên đá như thế nào. Hãy tham vấn với chuyên gia kim cương của bạn để chắc chắn rằng bạn nhận được một viên kim cương phù hợp với giá tiền với chất lượng tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 552 262