Kim Cương Toàn Tập (Phần 3)

Cách Thức Mua Kim Cương

Diamonds are forever”- Kim cương là vĩnh cửu. Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp và tinh tế. Chính vì kim cương đắt và sang trọng như thế nên việc mua được một viên kim cương đã khó nhưng để hiểu biết về nó còn khó hơn. Chuỗi bài “Kim cương toàn tập” do team Saga sản xuất sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về loại đá quý xa xỉ nhất trên thế giới này.

Bạn đã bao giờ tò mò việc kim cương được tìm thấy và khai thác ở đâu chưa và nước nào là nước sản xuất kim cương hàng đầu chưa? Dưới đây là những quốc gia có sản lượng kim cương lớn nhất thể giới cũng như cách thức để bạn có thể mua được những viên kim cương đẹp mắt và chất lượng.

I/ Các nước sản xuất kim cương

Kim cương – món đồ quý giá mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn sở hữu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể tìm thấy và khai thác kim cương. Trên trái đất có hai dải đất chính sản xuất kim cương đó là dải đất phía bắc và dải đất phía nam. Khu vực ở giữa cũng có kim cương nhưng số lượng ít và giá trị thấp hơn so với hai dải còn lại.

Dải đất phía Bắc bao gồm Nga và Canada – hai trong số các nước sản xuất kim cương hàng đầu. Dải đất phía Nam bao gồm các tiểu bang miền Nam châu Phi như Botswana, Nam Phi và Namibia và Úc. Khu vực ở giữa bao gồm Bờ Biển Ivory và Sierra Leone ở châu Phi, và Venezuela và Brazil ở Nam Mỹ.

Năm nước có khối lượng sản xuất kim cương hàng đầu đó là Nga, Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Úc và Canada.

Dưới đây là hình minh họa để bạn có thể mường tượng được những khu vực có thể mua được kim cương cũng như sản lượng kim cương của các quốc gia sản xuất kim cương hàng đầu.

Ảnh: Các vùng xuất hiện kim cương trên trái đất

1. Nga

Nga nắm giữ nguồn kim cương lớn nhất có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới. Đây là nước có những nhà sản xuất và xuất khẩu lượng kim cương thô lớn nhất thế giới. Trong năm 2014, các thợ mỏ Nga đã khai thác được khoảng 38-39.000.000 carat kim cương. Theo ước tính mới nhất, Nga chiếm 973.000.000 carat trong tổng nguồn kim cương của thế giới. Trong số này có 608 triệu carat được dự trữ.

Khu mỏ: Khu mỏ chính là Alrosa, đây là khu mỏ gần như độc quyền về khai thác mỏ kim cương trong nước, chiếm hơn 90% sản lượng hàng năm của nước này. Khu mỏ Alrosa đã khai thác được 36,2 triệu carat kim cương vào năm 2014. Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay của Nga (và Alrosa) là ở cộng hòa Yakutia, thuộc vùng Siberia của đất nước.

Đặc tính của kim cương: Nguồn tài nguyên kim cương của Nga sản xuất đầy đủ các mặt hàng với tất cả các kích cỡ, màu sắc và độ tinh khiết. Một tính năng phổ biến khác của các sản phẩm Nga là chúng thường được biết đến với hình dạng pha lê có tám cạnh và các góc nhọn. Một số mỏ Nga cũng sản xuất kim cương màu vàng lạ mắt.

2. Botswana

Botswana là nước dẫn đầu trong việc sản xuất các viên kim cương có giá trị, và đứng thứ hai về khối lượng kim cương trên thế giới. Đây là nguồn kim cương của công ty De Beers, và cũng là nguồn gốc của hầu hết các sản lượng kim cương ngày nay. Trong năm 2013, Botswana sản xuất 23,2 triệu carat trị giá  3.630.000.000 đôla.

Khu mỏ: Các nước châu Phi có bảy khu mỏ. Hai khu mỏ quan trọng là Orapa và Jwaneng – hai trong số các mỏ sản xuất kim cương nhiều nhất trên thế giới. Cả hai đều được vận hành bởi công ty De Beers – nơi vận hành hoạt động của khu mỏ Letlhakane và Damtshaa.

Đặc tính của kim cương: Nguồn kim cương ở Botswana sản xuất đầy đủ các loại kim cương cả về kích cỡ, màu sắc và độ tinh khiết. Hầu hết sản lượng kim cương của Botswana đều đá quý, là những khối đá hình cầu ở giữa có hình dạng độc đáo, màu sắc sang trọng và thường có lớp ngoài màu xanh.

3. Cộng hòa dân chủ Congo (DRC)

Mặc dù Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) là nước sản xuất kim cương lớn nhất châu Phi tuy nhiên vấn đề chế tạo vẫn sơ sài. DRC là một quốc gia có một lịch sử khai thác mỏ kim cương lâu đời. Mặc dù có sự suy giảm mạnh về sản xuất trong vài năm qua nhưng đây vẫn là một đất nước có sản lượng kim cương lớn thứ ba trên thế giới.

Khu mỏ: Hầu hết sản lượng kim cương của DRC được khai thác ở các khu vực không chính thức và không phải do công ty khai thác mỏ. Theo ước tính, khoảng 700.000 thợ khai thác kim cương thủ công khai thác mỏ ở đất phù sa của đất nước. Chỉ có duy nhất một nhà sản xuất kim cương thương mại trong nước đó là Miniere de Bakwanga (MIBA), một công ty liên doanh giữa công ty của Sibeka Bỉ và chính phủ DRC. Năm 2000, MIBA sản xuất khoảng 9.000.000 carat. Tuy nhiên, những con số này dao động do căng thẳng chính trị trong khu vực Kasai trong những năm qua. Trong năm 2013, DRC sản xuất 15,7 triệu carat kim cương với tổng giá trị là 138.700.000 đôla

Đặc tính của kim cương: Các loại mặt hàng MIBA có màu sắc và chất lượng thấp, nhưng các vùng khác trong cả nước đang sản xuất ra những viên kim cương màu trắng sáng và chất lượng tốt hơn.

4. Australia

Úc đóng một vai trò quan trọng trong thế giới kim cương – nhà sản xuất hàng đầu của những viên kim cương màu sắc. Úc nổi tiếng với những viên kim cương màu hồng, màu tím và màu đỏ. Đây cũng là một nhà sản xuất quan trọng với những viên kim cương màu vàng đẹp nhất.

Khu mỏ: Mỏ kim cương lớn nhất tại Úc là Argyle thuộc sở hữu và điều hành bởi Rio Tinto. Argyle là một mỏ kim cương dồi dào sản xuất hơn 12 triệu carat mỗi năm, chỉ xếp thứ hai sau Orapa ở Botswana.

Đặc tính của kim cương: Argyle là nhà sản xuất hàng đầu những viên kim cương màu nâu và hồng. Những viên kim cương màu hồng, đỏ và tím của Argyle đều là những mặt hàng cao cấp và rất được ưa chuộng. Hầu hết những mặt hàng Argyle gần giống với đá quý chỉ có một phần nhỏ sản lượng, ước tính khoảng 5%, là chất lượng đá quý.

5.  Canada

Trong suốt thế kỷ 20, hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có suy nghĩ  rằng Canada là một nhà sản xuất kim cương quan trọng. Năm 1991, Chuck Fipke và Stewart Blossom tìm thấy bằng chứng của mạch ống Kimberlite có kim cương cách khoảng 200 dặm về phía bắc Yellowknife ở lãnh thổ Tây Bắc.  Ngày nay, Canada là một trong những nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới.

Khu mỏ: Có bốn mỏ kim cương hoạt động ở Canada: Diavik, Ekati, Snap Lake và Victor. Ekati là mỏ kim cương hoạt động đầu tiên trong nước. Là một nguồn lực lớn với một loạt các mặt hàng. Ekati được sở hữu và vận hành bởi Dominion Diamonds. Diavik, mỏ thứ hai của Canada, được điều hành bởi Rio Tinto – chi nhánh đại diện của Rio và Dominion. Hai mỏ còn lại được vận hành bởi De Beers.

Trong năm 2013, Canada sản xuất 10,6 triệu carat với giá trị trung bình tương đối cao là 1,9 tỉ đôla. Đây là đất nước kim cương sản xuất lớn thứ năm trên thế giới.

Đặc tính của kim cương: Sản lượng kim cương Canada được đặc trưng bởi dạng tinh thể, kim cương kẽm (có lớp ngoài màu đen bao quanh kim cương) và hình dạng khối lập phương. Một số mặt hàng của Canada màu nâu, nổi tiếng với sự cải thiện màu sắc thông qua quá trình đánh bóng. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm có xu hướng có độ trắng sáng cao và trung bình.

II/ Cách lựa chọn kim cương

1. Một số bước để lựa chọn kim cương

Với quá nhiều loại kim cương trên thị trường, để chọn được một viên kim cương đúng với ý mình thật không dễ. Đặc biệt là khi đến của hàng trang sức với rất nhiều loại kim cương đẹp mắt. Mỗi viên kim cương trên thế giới sau khi trải qua quá trình cắt gọt đều là duy nhất, nhưng không phải viên kim cương nào cũng đẹp. Muốn chọn được một viên kim cương đẹp và phù hợp với sở thích của bản thân, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau của Saga:

  • Đầu tiên, hãy chọn hình dáng kim cương. Nếu bạn không biết chọn hình dáng nào thì nên chọn hình tròn hoặc hình vuông, đây là hai hình dáng kim cương phổ biến nhất.
  • Chọn viên kim cương có trọng lương lớn nhất có thể theo nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn viên kim cương 1 Carat thì dù cho bạn có chọn được viên kim cương nửa carat rất đẹp thì đó vẫn là sự thất vọng lớn đối với bạn.
  • Bắt đầu với những viên kim cương có chất lượng cao nhất với hình dáng và trọng lượng bạn mong muốn trong bước 1 và 2 và lựa chọn cho đến khi bạn chọn được viên kim cương phù hợp với số tiền mà bạn có:
    • Đầu tiên, hãy bắt đầu với độ tinh khiết thấp, ví dụ như VS2 và sau đó tiếp tục xem xét những viên có độ tinh khiết tương tự.
    • Tiếp theo, bạn chọn màu của viên kim cương, cũng hãy bắt đầu với màu sắc ở mức thấp, ví dụ như màu H và sau đó tiếp tục xem xét những viên có màu tương tự.
    • Cuối cùng, hãy chọn dạng cắt thấp. Hãy chọn dạng cắt VG (Rất tốt) đối với viên kim cương hình tròn, và G (Tốt) đối với các hình khác sau đó tiếp tục chọn với các dạng cắt khác.
    • Nếu viên kim cương đã phù hợp với tiêu chí của bạn và gần ứng với số tiền mà bạn định bỏ ra mua thì bạn nên xem xét giảm trọng lượng của viên kim cương để gần hơn với số tiền mà bạn bỏ ra mua. Trọng lượng của viên kim cương thay đổi khoảng 10% thì rất khó để nhận ra nếu chỉ bằng mắt thường.
  • Sau các bước trên, viên kim cương mà bạn định mua vẫn lớn hơn số tiền mà bạn định bỏ ra mua thì lặp lại các bước trên theo nguyên tắc:
    • Đầu tiên, chọn viên kim cương có độ tinh khiết thấp hơn. Ví dụ như SI1.
    • Tiếp theo, giảm màu. Ví dụ như màu J.
    • Cuối cùng, hãy giảm dạng cắt. Chọn dạng cắt G (Tốt) cho hình tròn và F (Fair) cho các hình dáng khác.
  • Nếu sau bước này bạn vẫn chưa chọn được viên kim cương phù hợp với số tiền bạn định bỏ ra mua thì bạn nên thay đổi các tiêu chuẩn của viên kim cương dựa trên sở thích và nhu cầu cá nhân.
    • Nếu viên kim cương của bạn dưới 1 Carat bạn nên chọn viên khác có độ tinh khiết là SI1 hoặc thấp hơn nữa.
    • Nếu viên kim cương của bạn có dạng cắt tốt và dưới 1.50 carat thì màu L-M là có thể chấp nhận được.
    • Nếu kích thước của viên kim cương là nhân tố chính thì dạng cắt của nó là Fair là chấp nhận được.
    • Nếu giá viên kim cương đó vẫn lớn hơn so với khả năng tài chính của bạn thì bạn nên thêm tiền hoặc giảm trọng lượng của nó để có thể có viên kim cương như ý.

2. Một số mẹo khi mua kim cương

Có nhiều cách thức khác nhau để mua được một viên kim cương ưng ý. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn lựa được những viên kim cương đẹp mà chất lượng lại là một nỗi băn khoăn lớn cho những người chơi kim cương. Cùng với tiêu chuẩn 4Cs của kim cương  (dẫn link), dưới đây là một số mẹo mà Saga cung cấp cho bạn ứng với từng tiêu chuẩn chọn lựa kim cương để bạn có được những viên kim cương đẹp mà chất.

2.1. Mẹo lựa chọn màu sắc

Phần lớn các nhà quan sát chưa qua đào tạo (và nhiều nhà địa chất) không thể phân biệt được màu sắc của kim cương. Họ chỉ có thể phát hiện ra khi kim cương được so sánh cạnh nhau trong một môi trường có kiểm soát. Khi được đặt cạnh nhau, sự thay đổi màu sắc của kim cương khó phát hiện giữa màu I và màu sắc cao hơn.

Màu sắc của kim cương rất khó phát hiện khi được đặt trong một chiếc nhẫn hoặc trong môi trường có màu. Ví dụ, một viên kim cương màu H có thể trông giống với viên kim cương màu D trong điều kiện ánh sáng bình thường nếu không đặt chúng cạnh nhau.

Màu của viên kim cương rất dễ nhận ra nếu nó có kích thước lớn, hãy chọn màu G-H đối với viên trên 1 carat và màu I-J đối với viên dưới 1 carat. Khi đưa kim cương vào một chiếc nhẫn, thì màu của viên kim cương sẽ được tăng lên bậc cao hơn. Vì vậy thay vì chọn màu ở mức cao bạn nên chọn viên kim cương có dạng cắt cao, đây là nhân tố quan  trọng quyết định vẻ đẹp của  viên kim cương.

Vì những viên kim cương có nhiều góc cạnh sẽ phản chiếu ánh sáng tốt hơn do đó nó có thể tăng màu của bản thân lên. Do đó nên chọn những viên kim cương hình tròn, vuông hay những hình khác như lục giác nếu bạn quan tâm đến màu sắc của viên kim cương.

Nếu bạn chỉ quan tâm đến trọng lượng của viên kim cương nhưng bị hạn chế bởi khả năng tài chính thì bạn có thể chọn viên kim cương màu K-L với dạng cắt tốt. Màu vàng của viên kim cương sẽ bị che lấp bởi sự phản chiếu ánh sáng của nó.

2.2. Mẹo lựa chọn độ tinh khiết

Nếu bạn không đi tìm kiếm sự hoàn hảo thì lựa chọn một viên kim cương có độ tinh khiết là VVS2 hoặc cao hơn. Khoảng 10% số kim cương bán ra trên thị trường có độ tinh khiết này.

Độ tinh khiết của phổ biến của kim cương nằm trong khoảng VS1-VS2. Những viên kim cương này là hoàn hảo nếu như nhìn bằng mắt thường, giá của nó chỉ bằng một phần so với viên kim cương có độ tinh khiết hoàn hảo. Hầu hết các viên kim cương bán ra đều có độ tinh khiết này.

Độ tinh khiết phổ biến tiếp theo của kim cương là SI1, với độ tinh khiết này sẽ khó nhận ra sự khác biệt nếu như nhìn bằng mắt thường. Thông thường bạn sẽ chọn kim cương có độ tinh khiết này với dạng cắt tốt và màu cao. Sự kết hợp này sẽ cho kết quả là một viên kim cương đẹp, khuyết điểm của viên kim cương chỉ nhận ra nếu như được kiểm định bằng máy. Với những viên kim cương dưới 1 carat thì có thể chọn độ tinh khiết là SI2, những viên kim cương trên 1 carat độ tinh khiết là SI2 có thể sẽ dễ nhận ra, một viên kim cương có độ tinh khiết là SI2 có thể có giá bằng một nửa so với một viên kim cương có độ tinh khiết là VS1. Khoảng 1/3 số kim cương bán ra trên thị trường có độ tinh khiết rơi vào khoảng SI1-SI2.

Nếu bạn chỉ quan tâm đến kích thước và giá cả thì kim cương có độ tinh khiết là I1 cũng là một sự lựa chọn tốt, nếu như bạn chỉ quan tâm đến kích thước và đánh giá kim cương bằng mắt thường.

Đối với viên kim cương có độ lớn hơn, khuyết điểm về độ tinh khiết có thể dễ dàng nhận ra, chính vì vậy độ tinh khiết trở nên quan trọng hơn. Đối với kim cương trên 2 carat độ tinh khiết nên là VS2 hoặc cao hơn để tránh những khuyết tật có dễ dễ dàng nhận. Đối với kim cương từ 1-2 carat độ tinh khiết nên là SI1 hoặc cao hơn. Đối với kim cương dưới 1 carat độ tinh khiết nên nằm trong tiêu chuẩn truyền thống 4 Cs.

Các hình dáng như hình tròn, hình vuông, hình ô-van, hình quả lê và hình bầu dục che giấu độ tinh khiết cao hơn các dạng cắt khác. Khi mua kim cương có dạng cắt này thì bạn nên chọn độ tinh khiết cao hơn một bậc so với kim cương có hình dáng thông thường. Ví dụ như chọn độ tinh khiết là VS2 thay vì SI1 sẽ che giấu được nhược điểm  nếu nhìn bằng mắt thường.

2.3. Mẹo lựa chọn dạng cắt

Không giống như tiêu chuẩn các “Cs” khác của kim cương (trọng lượng, màu sắc, và độ tinh khiết), tiêu chuẩn dạng cắt không phải có nguồn gốc từ GIA. Mặc dù các nhà bán lẻ cũng thường sử dụng các tiêu chuẩn về dạng cắt để miêu tả chất lượng cắt như: Excellent, Very Good, Fair, Poor (Xuất sắc, Rất tốt, Khá tốt, Kém). Nhưng tiêu chuẩn này không được thống nhất và áp dụng cho tất cả các nhà bán lẻ. Trên thực tế, một nhà bán lẻ có thể tự định nghĩa dạng cắt theo ý của họ ví dụ “Signature Ideal”, “Ideal”, và “Excellent” ( Đặc biệt lý tưởng, Lý tưởng, Xuất sắc); trong khi đó một số nhà bán lẻ khác lại sử dụng tiêu chuẩn “Ideal” (Lý tưởng) cho cả ba, và một số nhà khác lại sử dụng tiêu chuẩn “Excellent” (Xuất sắc) cho tất cả. Do đó hãy thận trọng nếu bạn so sánh dạng cắt từ các nhà bán lẻ khác nhau vì sự không thống nhất đó.

Dạng cắt là một nhân tố rất quan trọng quyết định sự phản chiếu ánh sáng của viên kim cương đó bởi vì một dạng cắt tồi có thể làm viên kim cương xấu đi cho dù nó có độ tinh khiết cao và màu sắc đẹp. Một viên kim cương có dạng cắt tốt có thể có màu xấu (G-H) và độ tinh khiết thấp (SI1-SI2) thì trông vẫn đẹp hơn do nó phản chiếu ánh sáng tốt hơn.

Hãy chọn viên kim cương có dạng cắt là Very Good (Rất tốt) hoặc Excellent (Xuất sắc) đối với hình tròn, và Tốt cho viên kim cương có hình dáng khác. Khi chọn viên kim cương có dạng cắt này tốt nhất hãy chọn sự đối xứng và độ bóng là rất tốt hoặc tuyệt vời.

Nếu chỉ quan tâm đến kích thước thì một viên kim cương có dạng cắt là Fair (Khá tốt)  hoặc Good (Tốt) cũng có thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với kim cương có hình dáng đặc biệt. Nếu viên kim cương có dạng cắt trung bình thì kích thước nó sẽ lớn hơn đáng kể so với viên kim cương có dạng cắt tốt nếu giá bằng nhau.

Tránh mua kim cương có dạng cắt là Poor (Kém) ngay cả khi kích thước viên kim cương là yếu tố chính.

2.4. Mẹo lựa chọn trọng lượng carat

Hãy chọn những viên kim cương với trọng lượng phổ biến như 1/2 ct. 3/4 ct., 1 ct., Chúng thường được bán ra với giá thấp hơn so với những viên kim cương có trọng lượng đầy đủ. Ví dụ một viên kim cương nặng 0.9 carat thường có giá thấp hơn nhiều so với một viên kim cương đầy đủ 1.00 carat. Bằng mắt thường rất khó phân biệt được hai viên kim cương này. Trên thực tế, một viên kim cương nhỏ hơn có thể có đường kính bằng với viên kim cương nặng hơn do đó chúng có cùng kích thước nếu nhìn từ trên.

3. Một số lỗi thường gặp khi mua kim cương

Thông thường, khi khách hàng muốn mua kim cương thì thường chọn những cửa hiệu quen thuộc để mua, ngay cả khi họ mua hàng trên mạng. Khách hàng  thường quan tâm đến các thông số khác nhau của kim cương như: kích thước, trọng lượng, hình dáng. Trong trường hợp mua kim cương từ các cửa hàng tại địa phương thì nên lưu ý những điểm sau:

  • Phần lớn lỗi thường gặp khi mua kim cương đó là sự gian lận về chất lượng của lớp cắt. Lớp cắt là một điểm rất khó để phân biệt so với màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương do đó quý khách thường bỏ quả điểm này. Các lỗi thường gặp là:
  • Các cửa hàng chỉ đưa cho khách hàng xem hai hay ba viên với các lớp cắt khác nhau và cố gắng thuyết phục họ mua một trong số chúng.Trong khi đó người mua hàng hoàn toàn có thể chọn được viên kim cương tốt nhất ưng ý mình nếu yêu cầu họ đưa ra toàn bộ số kim cương mà họ có. Đây là cách đơn giản nhưng tốt nhất để quý khách có thể mua được một viên kim cương vừa ý tại một cửa hàng nhất định.
  • Mua một viên kim cương cắt quá sâu, một viên kim cương được cắt quá sâu thường nặng hơn viên kim cương cắt nông. Quý khách có thể mua phải một viên kim cương 1.00 carat trông chẳng khác gì một viên kim cương 0.90 carat được cắt nông do nó bị cắt quá sâu.
  • Những viên kim cương có lớp cắt hoàn hảo có thể đắt hơn nhiều so với những viên kim cương có lớp cắt tồi hơn. Do đó những viên kim cương có lớp cắt tồi thường rẻ hơn, ít bị tồn kho và bán được nhiều hơn. Vì vậy người bán thường nhập loại kim cương này.
  • Một vấn đề nữa là khách hàng không thể nào nhận ra được màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương nếu nó đã được đặt trong chiếc nhẫn. Lỗi của viên kim cương  có thể bị ẩn phía dưới, màu sắc có thể bị che lấp bởi sự phản chiếu của nó. Bạn không nên mua một viên kim cương  trên 2000 USD nếu không được xem xét trước khi nó được đưa vào nhẫn. Không một nhà bán lẻ, đại lý hay nhà bán buôn nào mua một viên kim cương  có giá trị cao khi nó đã được đưa vào nhẫn, do đó bạn không nên làm việc này.

4. Giá của kim cương

Kim cương có vô vàn giá cả để lựa chọn. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn 4Cs của kim cương, sau đây là một số thông tin mà Saga cung cấp để bạn có thể chọn cho mình những viên kim cương đẹp nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.

  • Giá mỗi carat tăng lên theo trọng lượng

Mỗi trọng lượng (bắt đầu với 0,46 carat) có biểu đồ giá hoàn toàn riêng biệt, và tăng đáng kể ở mỗi giai đoạn. Giá kim cương tăng do những viên kim cương lớn thường quý hiếm hơn những viên nhỏ. Do đó, hai viên kim cương nhỏ hơn sẽ không có giá trị như một viên kim cương có trọng lượng gấp đôi. Ví dụ, hai viên kim cương 1.00 carat sẽ có giá trị là 15,400 đôla ( hơn 300 triệu VND) trong khi một viên kim cương nặng 2,00 carat sẽ giá trị là 30,000 đôla (gần 700 triệu VND)

Ví dụ những viên kim cương hình tròn/ G / VS2:

  • 0.46 – 0.49 Giá mỗi carat: 2,400 đôla (hơn 50 triệu VND)
  • 0.50 – 0.69 Giá mỗi carat: 3,300 đôla (hơn 70 triệu VND)
  • 0.70 – 0.89 Giá mỗi carat: 4,400  đôla (gần 100 triệu VND)
  • 0.90 – 0.99  Giá mỗi carat: 5,700 đôla (hơn 120 triệu VND)
  • 1.00 – 1.49 Giá mỗi carat: 7,700 đôla (hơn 170 triệuVND)
  • 1.50 – 1.99 Giá mỗi carat: 10,500  đôla (hơn 230 triệu VND)
  • 2.00 – 2.99 Giá mỗi carat: 15,000  đôla  (hơn 330 triệu VND)
  • 3.00 – 3.99 Giá mỗi carat: 21,300 đôla (hơn  470 triệu VND)
  • 4.00 – 4.99 Giá mỗi carat: 33,600  đôla (gần 750 triệu VND)
  • 5.00 – 5.99 Giá mỗi carat: 44,100 đôla (gần 1 tỷ VND)

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ là bảng giá mang tính tham khảo bởi giá của kim cương còn phụ thuộc vào những chữ C khác nữa.

  • Giá kim cương tăng lên tại những điểm nhảy vọt

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ trên, bạn sẽ thấy giá cả tăng lên như thế nào tại các điểm nhảy vọt. Đây không phải là ngẫu nhiên. Nhiều người thích có một viên kim cương 1 carat. Tuy nhiên, viên kim cương 0. 99 carat nhìn giống như kích thước của một viên kim cương 1,00 carat nhưng giá của mỗi viên kim cương là hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, nếu bạn mua một viên kim cương nặng 0,99 carat, nó sẽ có giá trị là 5.643 đôla (0,99 x  5700 đôla cho mỗi carat). Nhưng nếu bạn mua một viên kim cương nặng 1,00 carat, chỉ lớn 0,01 so với viên kim cương 0,99, thì nó sẽ có giá là 7700 đôla.

  • Những viên kim cương có trọng lượng đặc biệt thường đắt và khó tìm hơn những trọng lượng thông thường

Mỗi tuần, giá cả và tính sẵn có dao động về kích thước và hình dạng nhất định cả ở lượng cung và cầu. Rất khó tìm thấy những viên kim cương trong phạm vi 1,25 carat cũng như những viên kim cương từ 0,67 và 2,50 carat.

Sự khan hiếm những viên kim cương có trọng lượng  này ảnh hưởng đến giá trị của kim cương vì những đại lý có nguồn cung hạn chế thì không được đề xuất mức giảm giá tốt nhất cho những viên kim cương. Saga chúng tôi khuyên bạn nên chọn những viên kim cương có trọng lượng thông thường để giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

Giá bán trung bình của viên kim cương 1 carat theo chứng nhận của GIA nằm trong khoảng từ từ  3,080 đến 26,950 đôla (từ 68,684,000 đến 600,985,000 VND). Để biết thêm chi tiết về giá trị của kim cương, bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây. (Tất cả giá trị đều được tính bằng đồng đôla).

0937 552 262