Trên thị trường hiện đang có rất nhiều thiết bị tra kim cương như là bút thử kim cương BELIZE GEMLOGIS, bút thử kim cương GEMORO Testerossa; thậm chí là thiết bị kiểm tra kim cương GIA iD100 của GIA nhưng vẫn không thể đáp ứng hoàn toàn tính chính xác cũng như nhu cầu kiểm định giá trị của kim cương nhân tạo hiện nay.
GIA đã bắt đầu kiểm định kim cương nhân tạo từ năm 2007. Tuy nhiên, các báo cáo mà GIA đưa ra trước đây về kim cương nhân tạo rất khác so với báo cáo dành cho kim cương tự nhiên. GIA chỉ cung cấp một báo cáo đầy đủ cho những viên kim cương tự nhiên.
Đối với kim cương nhân tạo, họ chỉ phân loại màu sắc và độ trong nằm trong khoảng nào chứ không phân loại cụ thể. Điều này khiến các công ty rất khó định giá kim cương nhân tạo cho người tiêu dùng. Đây là lý do tại sao cho đến nay; các báo cáo kiểm định kim cương nhân tạo thường đến từ IGI hoặc GCAL. Giờ đây, với một thay đổi chính sách được công bố gần đây; GIA sẽ cung cấp bản báo cáo đầy đủ cho những viên kim cương nhân tạo.
Lịch sử
Trước đây, GIA có chính sách chỉ cung cấp báo cáo đầy đủ cho những viên kim cương tự nhiên. Mặc dù tổ chức giáo dục và nghiên cứu phi lợi nhuận đã thực hiện một vài bước nhỏ để kim cương tự nhiên được chấp nhận; nhưng một thông báo gần đây vào mùa hè năm 2020 về việc thay đổi chính sách này đã thể hiện một bước tiến lớn trong ngành. Sự chuyển đổi chính sách này không chỉ càng khẳng định vị trí của ngành công nghiệp kim cương nhân tạo; mà còn giúp người tiêu dùng điều hướng sự đa dạng thế giới kim cương.
Chính sách kiểm định của GIA
Kim cương nhân tạo đã xuất hiện từ cuối những năm 1900, nhưng sự phổ biến của chúng là tương đối mới. GIA cũng chỉ mới bắt đầu kiểm định kim cương nhân tạo từ khoảng năm 2007. Ban đầu, GIA cung cấp báo cáo cho kim cương nhân tạo với mục đích nhận dạng; thay vì báo cáo phân loại đầy đủ cho người tiêu dùng.
Ngay cả một nhà đá quý được đào tạo cũng khó phân biệt được sự khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên. Thậm chí có dùng đến các loại thiết bị kiểm tra kim cương nhân tạo kết hợp với các loại kính hiển vi soi kim cương, đá quý thì vẫn tồn tại xác suất cho ra kết quả không chính xác. Vì vậy; những viên đá này đã được gửi đến GIA để kiểm tra và xác nhận nguồn gốc của chúng.
Nhưng các báo cáo của GIA về kim cương nhân tạo khác với các báo cáo được cung cấp cho kim cương tự nhiên. Đối với những viên kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm; GIA chỉ cung cấp phân loại khoảng màu sắc và độ trong.
Điều này hoàn toàn trái ngược với IGI; đơn vị đã cung cấp đầy đủ các báo cáo về những viên kim cương nhân tạo từ năm 2005. Ví dụ: giả sử viên kim cương được IGI đánh giá là viên kim cương 1 carat có giác cắt tròn; Màu G; Độ trong SI1. Báo cáo kiểm định chính thức của GIA sẽ liệt kê viên kim cương đó là viên 1,00 carat có giác cắt tròn; Gần như không màu và nằm độ trong nằm trong phạm vi SI.
Dưới đây là bảng so sánh trước khi GIA thay đổi chính sách gần đây:
ĐẶC TRƯNG | GIA | IGI |
Màu sắc | Gần như không màu | Nước G |
Độ trong | Nằm trong khoảng SI | SI1 |
Phân loại kim cương có nhiều mục đích cho cả người bán và người tiêu dùng; từ nhận dạng đến giá cả. Vì vậy, báo cáo càng cụ thể càng tốt. Vì lý do này; rất nhiều công ty, doanh nghiệp; cá nhân đã hạn chế gửi kim cương nhân tạo đến cho GIA kiểm định. Và thay vào đó họ lựa chọn gửi cho các đơn vị như IGI để kiểm định (các đơn vị này vẫn sử dụng các tiêu chí phân loại của GIA về DEF, v.v. và độ trong từ IF-I3).
Việc phân loại kim cương theo phạm vi màu sắc và độ trong; thay vì các loại cụ thể; khiến các công ty rất khó định giá kim cương nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của họ cho người tiêu dùng. Loại Gần như Không màu có thể ở bất kỳ đâu từ nước G đến J. Đá trong phạm vi này rất khác nhau, không chỉ về độ hiếm mà còn về giá cả. Đây là lý do tại sao, cho đến nay; hầu hết các báo cáo kiểm định kim cương nhân tạo thường đến từ IGI hoặc GCAL.
GIA bắt đầu thay đổi bước đi của họ
Đầu năm nay; Giám đốc điều hành GIA – Susan Jacques đã thông báo tại sự kiện của JCK; GIA sẽ sửa đổi chính sách kiểm định kim cương do phòng thí nghiệm của họ phát triển. Mặc dù các báo cáo sẽ chỉ có sẵn trên trực tuyến; GIA sẽ cung cấp đầy đủ màu sắc và phân loại rõ ràng cho những viên kim cương nhân tạo này.
“Chúng tôi đang đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,” Jacques nói với JCK . “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người tiêu dùng được cập nhật đầy đủ thông tin; để chúng tôi có thể bảo vệ niềm tin của họ vào ngành đá quý và trang sức cũng như các sản phẩm họ đang mua. Điều quan trọng là chúng tôi phải phát triển cùng với người tiêu dùng. Tôi không nghĩ đó là sự thay đổi;” cô nói. “Đó là một sự tiến hóa.”
GIA luôn nói rằng họ là một tổ chức giáo dục và nghiên cứu; chứ không phải là một tổ chức có quyền lợi nhất định cụ thể trong ngành. Sự thay đổi này chứng minh thêm cho tuyên bố của họ rằng họ đại diện cho thông tin và giáo dục. Và sẵn sàng thay đổi để cung cấp thông tin cho lợi ích của người tiêu dùng.
Kể từ bây giờ; GIA sẽ ghi vào các viên kim cương của họ mã số kiểm định GIA (giống như trên kim cương tự nhiên); cũng như tên sản phẩm sẽ là “Laboratory-Grown”; nhưng sẽ không cung cấp bất kỳ nguồn gốc hoặc đặc tính tăng trưởng nào trên viên kim cương. Họ đang xem xét bổ sung những thông số kỹ thuật đó trong tương lai. Nhưng những thông số kỹ thuật đó hướng đến thương mại nhiều hơn là những thông số quen thuộc với người tiêu dùng. Các báo cáo về kim cương nhân tạo cũng sẽ khác với các báo cáo về kim cương tự nhiên; nhằm giảm thiểu sự nhầm lẫn và thúc đẩy tính minh bạch trong ngành.
Điều này có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
GIA sửa đổi chính sách kiểm định kim cương nhân tạo của họ là rất có lợi; không chỉ cho các công ty bán chúng mà còn cho người tiêu dùng. Để chọn ra một viên kim cương có thể khiến người tiêu dùng e ngại và bối rối. Có rất nhiều điều khoản để đánh giá và thuật ngữ để có thể hiểu hết.
Quyết định của GIA sẽ mang lại sự nhất quán trong thông tin cho người tiêu dùng. Trong tương lai; khi cần quyết định lựa chọn kim cương nhân tạo hay kim cương tự nhiên; khách hàng sẽ có thể xem xét và đánh giá hai loại báo cáo; một cho viên kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm; và một báo cáo khác cho viên kim cương tự nhiên. Cả hai sẽ được cung cấp bởi cùng một công ty; sử dụng cùng một quy mô và tiêu chí cho cả hai loại đá. Điều này sẽ trấn an người tiêu dùng rằng cả hai viên đá đều là kim cương và được đối xử như nhau; bất kể nguồn gốc của chúng.
Sự hiện diện của kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm trên thị trường đang tiếp tục gia tăng. Điều quan trọng đối với một tổ chức như GIA là phải theo kịp nhu cầu thị trường.
“Ngày nay; kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo cùng tồn tại; được cả người tiêu dùng và thương mại chấp nhận. Chúng tôi tin rằng sự phát triển của kim cương nhân tạo sẽ mở rộng thị trường kim cương; và mang lại nhiều khách hàng mới…Đảm bảo GIA đối với người tiêu dùng là đáng tin cậy; báo cáo kiểm định độc lập và có giá trị cho tất cả các viên kim cương, mang lại lợi ích cho công chúng và toàn bộ ngành đá quý và trang sức;” Jacques nói.
Tiến đến tương lai
Mặc dù những thay đổi trong chính sách phân loại của GIA sẽ có hiệu lực vào quý 4 năm 2020; nhưng sẽ mất một thời gian để các báo cáo kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của họ bắt đầu lưu hành trên các trang web và cửa hàng. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp mở rộng thị trường kim cương nhận tạo. Thị trường của những viên kim cương nhân tạo này sẽ không mất đi hoặc tuột giảm mà sẽ tiếp tục ngày càng tăng. Vì vậy; điều quan trọng là các tổ chức như GIA không chỉ chấp nhận mà còn phải biết nắm lấy tiềm năng của những viên kim cương này.