Hãy cùng công ty TNHH công nghệ AD tìm hiểu vai trò và những lưu ý về giấy chứng nhận kim cương, giấy chứng nhận mã số cạnh kim cương.
Giấy chứng nhận kim cương là gì?
Đa phần những viên kim cương từ những tiệm vàng, công ty uy tín khi được mua bán trên thị trường sẽ đi kèm với giấy chứng nhận của những cơ quan giám định khác nhau. Những mẫu giấy chứng nhận kim cương này sẽ cho bạn biết toàn bộ những thông số về đặc tính, hình dạng, chất lượng của viên kim cương.
Trên mỗi giấy chứng nhận kim cương sẽ in một mã số chỉ duy nhất thuộc về viên kim cương mà nó đi kèm. Nếu viên kim cương đủ lớn, mã số này có thể sẽ được khắc bằng laser lên vòng đai của viên kim cương. Người mua có thể tra cứu thông tin về viên kim cương trên website của trung tâm giám định và kiểm tra liệu giấy chứng nhận và viên kim cương có đúng là đi chung với nhau hay không bằng viêc so sánh mã số khắc trên giấy chứng nhận và mã số khắc trên viên kim cương đó.
Những loại giấy chứng nhận kim cương
Giấy chứng nhận thường xuất hiện trên thị trường Việt Nam có thể chia thành 2 loại chính: Những mẫu giấy kiểm định của các trung tâm giám định uy tín quốc tế hàng đầu như GIA, AGSL, EGL, IGI, HRD và giấy kiểm định từ các trung tâm giám định trong nước.
Thường thì khi mua bán, những viên kim cương được giám định bởi các trung tâm quốc tế như GIA, AGSL… sẽ có giá cao hơn những viên cùng chất lượng được giám định bởi các trung tâm trong nước vì khách hàng tin vào sự tin tưởng của những tổ chức quốc tế hơn là trong nước. Thực ra đội ngũ nhân viên giám định của các trung tâm trong nước cũng phải được đào tạo bài bản bởi GIA và họ luôn nỗ lực trong việc giữ uy tín kinh doanh với khách hàng.
Máy xem mã số cạnh kim cương hiện nay là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất giúp khách hàng có thể kiểm tra mã số cạnh kim cương
Hình máy xem mã số hột xoàn, hình máy xem mã số GIA, hình máy xem mã số canh5 kim cương, máy xem mã số cạnh GIA
Một số lưu ý về giấy chứng nhận khi chọn mua kim cương
– Mặt dù các cơ quan kiểm định đều đánh giá kim cương dựa trên những yếu tố giống nhau (4C, độ bóng, độ đối xứng…) nhưng cách dùng thuật ngữ và gọi tên các cấp phân loại có thể khác nhau. Người mua nên chú ý để không bị nhầm lẫn khi so sánh hai viên kim cương không cùng nhà kiểm định.
– Khi mua kim cương phải yêu cầu đơn vị bán cho bạn kiểm tra mã số trên cạnh kim cương (hiện nay các tổ chức bán hàng đều có trang bị máy xem mã số cạnh kim cương hay máy xem hột xoàn, máy xem mã số GIA.
GIA | AGS | HRD | IGI | EGL USA | EGL INT. |
D | D | D | D + | D + | D + |
E | E | E | D | D | D |
F | F | F | E | E | D |
G | G | G | F | F | E |
H | H | H | G | G | F |
I | I | I | H | H | G |
J | J | J | I | I | H |
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy sự khác biệt trong cách đặt tên cấp độ màu kim cương giữa những nhà kiểm định. Viên kim cương nước H của IGI lại là nước I của GIA hay AGS.
– Đôi khi cũng có những trường hợp một viên kim cương có thể có hai giấy chứng nhận từ hai nhà kiểm định khác nhau. Trong trường hợp đó, người ta thường căn cứ vào giấy chứng nhận từ nhà kiểm định có uy tín cao hơn để giao dịch.
– Cùng với giấy chứng nhận, kim cương đã giám định sẽ được ép vỉ để tăng tính đảm bảo. Người mua nên kiểm tra cẩn thận, bao bì ngoài phải còn nguyên vẹn để tránh viên kim cương bên trong đã bị đánh tráo.
– Bản sao số giấy chứng nhận của bạn thường sẽ được lưu trữ vĩnh viễn ở các cơ quan kiểm định. Do đó, khi giấy chứng nhận của bạn bị mất hay hư hỏng, bạn có thể liên hệ họ để được cấp cái mới.
– Những người có kinh nghiệm mua bán kim cương lâu năm hay những chuyên gia về kim cương thường sẽ có thể tự đánh giá chất lượng của một viên kim cương mà không cần dựa vào giấy chứng nhận. Việcnày giúp họ có thể mua được những viên kim cương có chất lượng tốt với giá rẻ hơn. Nhưng nếu bạn mới mua kim cương lần đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm đánh giá chất lượng kim cương, thì tốt nhất nên lựa mua những viên kim cương có giấy chứng nhận.
– Nếu bạn hiện có một viên kim cương nhưngkhông có giấy chứng nhận kèm theo (do vấn đề thất lạc giấy chứng nhận, viên kim cương được tặng không kèm giấy tờ…) mà bạn muốn biết rõ hơn về chất lượng của viên kim cương đó, bạn có thể đem nó đến những cơ quan kiểm định trong nước để tiến hành giám định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng. Việc giám định này sẽ tốn một khoản phí tùy vào viên kim cương.
Dưới đây là một số địa chỉ giám định kim cương trong nước bạn có thể tham khảo để được cấp giấy chứng nhận:
Tại Hà Nội:
- Trung tâm Nghiên cứu – Kiểm định Đá quý và Vàng (VGC) – Tầng 3 – 91 Đinh Tiên Hoàng – Tp.Hà Nội
- Trung tâm kiểm định đá quý Agribank – Tầng 1 – 91 Đinh Tiên Hoàng – Tp.Hà Nội
- DOJI LAB – Tầng 4 Ruby Plaza – 44 Lê Ngọc Hân – Tp.Hà Nội
- Viện Ngọc Học – Hội đá quý Việt Nam – 10B Tăng Bạt Hổ – Tp.Hà Nội
- Viện đá quý, vàng và trang sức Việt – Tầng 2 – 110 Tuệ Tĩnh – Tp.Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh:
- Trung tâm kiểm định của PNJ tại 52A-52B Nguyễn Văn Trỗi – Phú Nhuận – Tp.HCM
- Công Ty Cổ Phần Giám Định Rồng Vàng – SJC tại 27 – 29 Phan Chu Trinh – Phường Bến Thành, Quận 1 – Tp.HCM