Đại Gia Và Những Viên Kim Cương Nổi Tiếng
“Diamonds are forever”– Kim cương là vĩnh cửu. Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp và tinh tế. Chính vì kim cương đắt và sang trọng như thế nên việc mua được một viên kim cương đã khó nhưng để hiểu biết về nó còn khó hơn. Chuỗi bài “Kim cương toàn tập” do team Saga sản xuất sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về loại đá quý xa xỉ nhất trên thế giới này.
Những đại gia nổi tiếng
Người ta thường nói rằng kim cương là người bạn thân thiết nhất của phụ nữ, nhưng trên thực tế, hầu hết người sở hữu những viên kim cương đắt giá trên thế giới lại là đàn ông. Bạn có tò mò họ là những ai không?
Dưới đây là 3 chủ sở hữu những viên kim cương có giá trị nhất.
1. Cheng Yu-tung – Trịnh Dụ Đồng
Trịnh Dụ Đồng là nhà bán lẻ trang sức lớn nhất và lâu đời nhất với tổng giá trị tài sản được ước tính vào khoảng 14,6 tỉ Đô la Mĩ.
Trịnh Dụ Đồng bắt đầu sự nghiệp của mình với Công ty Trang sức TNHH Chow Tai Fook. Hiện nay, tập đoàn này đang có hơn 2000 cửa hàng bán lẻ. Công ty của Trịnh Dụ Đồng dần lớn mạnh và trở thành một tập đoàn nổi tiếng lấy tên “Tập đoàn Chow Tai Took”. Thành tựu lớn nhất của ông là việc xây dựng Khách sạn Sheraton Marina. Đến thời điểm hiện tại, công ty đã công khai niêm yết với tên gọi Tập đoàn Thế giới mới (The New World group), vốn đã được thành lập vào năm 1970. Tập đoàn này hiện nay đang sở hữu Khách sạn Carlyle ở Manhattan. Trịnh Dụ Đồng cũng đã mua cổ phần của công ty Shun Tak Holdings và Sociedade de Turismo e Diversoes de Macau.
Ông từng làm Lãnh sự danh dự của Bhutan tại Hồng Kông từ tháng 5 năm 2004. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Tư vấn Ban Quản Trị Kinh doanh quốc tế cho các thị trưởng của Bắc Kinh, Vũ Hán và Phật Sơn. Chính phủ Pháp đã trao cho Trịnh Dụ Đồng danh hiệu Hiệp sĩ Bắc Đẩu Bội tinh (Chevalier de la Legion d’Honneur) và Chỉ Huy Văn học và Nghệ thuật (Commandeur de L’ordre des Arts et des Lettres).
Năm 2010, Trịnh Dụ Đồng mua viên kim cương “Di sản Cullinan” nặng 507 carat và trở nên nổi tiếng vì đã trả tới 35,3 triệu Đô la cho một viên kim cương thô. Việc này đã lập ra một kỉ lục mới về giá cao nhất dành cho kim cương thô tại thời điểm đó. Theo như đánh giá của các chuyên gia, viên kim cương này chỉ trị giá 25 triệu Đô.
2. Joseph Lau – Lưu Loan Hùng
Năm 2015, Lưu Hoan Hùng đã phá vỡ kỉ lục viên kim cương đắt giá nhất thế giới của Trịnh Dụ Đồng, ông đã chi trả 48,6 triệu francs Thụy Sĩ (tương đương 48,4 triệu Đô la Mĩ) tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở Geneva cho một viên kim cương nặng 12,03 carat mang tên “Blue Moon”
Chỉ không đến 24 giờ sau đó, công ty Chinese Estates Holdings Ltd của ông đã bán một tòa tháp văn phòng tại Hồng Kông với giá 12,5 tỉ Đô là Hồng Kông (tương đương 1,6 tỷ Đô la Mĩ), nhiều gấp đôi kỉ lục trước đó.
Ở tuổi 64, Lưu Hoan Hùng lập nên sự nghiệp của mình trong lĩnh vực bất động sản, ông cũng là một tay chơi có tiếng, một nhà sưu tầm tranh từ những nghệ sĩ đắt giá cũng như các loại trang sức nổi tiếng.
Công ty của Lưu Hoan Hùng đã bán tòa Tháp 26 tầng Mass Mutual Tower ở quận Wan Chai, Hồng Kông cho Evergrande Real Estate Group Ltd. Trước đó, Chinese Estates đã trả 460 triệu Đô la Hồng Kông (tương đương 59,8 triệu Đô la Mĩ) khi mua lại một phần của tòa tháp này vào năm 1987 và phần còn lại vào năm 1991.
Vài giờ sau khi thỏa thuận này được công bố, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc phát biểu trong một thông cáo báo chí rằng giá trị một tòa tháp văn phòng và mặt bằng bán lẻ từ Wheelock & Co có giá 5,85 tỉ Đô là Hồng Kông (tương đương 0,76 tỉ Đô la Mĩ), khiến nó trở thành tòa nhà đắt thứ hai tại Hồng Kông.
3. Beny Steinmetz
Nhà tài phiệt kim cương Beny Steinmetz là chủ sở hữu của BSGR (Tập đoàn Khai khoáng Beny Steinmetz) – một công ty khai thác mỏ khổng lồ có đóng góp to lớn ở Châu Phi. Sinh ra và lớn lên ở Israel, Steinmetz chuyển đến Bỉ vào năm 1978 để gia nhập việc kinh doanh kim cương của cha mình. Cuối cùng, ông trở thành chủ tịch Tập đoàn Geneva-based Steinmetz Diamond và bán cổ phần của mình cho anh trai năm 2014. Nỗ lực khai thác mỏ quặng sắt Steinmetz ở Guinea đã biến thành một chiến trường chính trị và pháp lý. Mỏ quặng sắt ở Simandou tại các quốc gia phía Tây Châu Phi là một trong khu vục đầy hứa hẹn nhất những thế giới. BSGR của Steinmetz đã mua quyền khai thác miễn phí từ nhà độc tài Lansana Conté tại Quốc gia Độc lập Pa-pua Niu Ghi-nê.
Tập đoàn BSR cũng bao gồm Tập đoàn kim cương Octea khai thác 10 triệu carat kim cương từ mỏ Koidu ở Sierra Leone. Tập đoàn kim cương Steinmetz đã chế tác ra một số viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, trong số đó phải kể đến viên De Beers Millennium Star nặng 203.04 carat hình quả lê. Các thợ thủ công đã mất tới ba năm để cắt gọt viên kim cương này.
Một viên kim cương khác nằm trong bộ sưu tập của Steinmetz được gọi là Steinmetz Pink nặng 59,6 carat màu hồng. Nó được báo với giá trị lên đến 100 triệu Đô la năm 2003.
Những viên kim cương đắt giá thế giới
Trong hàng ngàn năm, những viên kim cương giá trị nhất trở thành một trong những bộ sưu tập nổi tiếng của vua chúa và những nhà tài phiệt. Kim cương là sản phẩm khai thác được mong muốn nhiều nhất. Bạn có thể trở nên giàu có ngay lập tức khi bỗng dưng tìm được một viên kim cương vừa to vừa hiếm có ngay trong chính sân nhà mình. Sau đây là danh sách những viên kim cương đắt giá nhất và được săn đón nhiều nhất mà bất cứ ai cũng muốn lưu giữ chúng trong lâu đài hay cung điện của mình. Hãy cùng khám phá xem chúng là những viên kim cương nào.
1. Viên kim cương Koh-I-Noor – Vô giá
Viên kim cương nặng 108,93 carat Koh-I-Noor hay còn biết đến với tên gọi Kōh-i Nūr, có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng” trong tiếng Ba Tư, từng là viên kim cương lớn nhất được biết đến trên thế giới. Người ta tin rằng nguồn gốc của viên kim cương này đến từ Andhra Pradesh ở Ấn Độ, song hành cùng viên Darva-ve Noor (“Đại dương ánh sáng”) và được đồn rằng từng thuộc về nhiều vị vua đã chiến đấu oanh liệt trong suốt thời kì chiến tranh. Năm 1850, viên kim cương này đã bị tịch thu và trở thành một phần trong bộ trang sức Hoàng gia Anh khi Nữ hoàng Victoria tuyên bố làm Hoàng hậu Ấn Độ năm 1877.
Viên kim cương được cắt thành hình oval và bị giảm xuống còn 109 carat.
Mãi đến sau này, nó mới được gắn lên vương miện của Nữ hoàng Alexandra và Nữ hoàng Mary. Năm 1937, Nữ hoàng Elizabeth đã đội chiếc vương miện có gắn viên kim cương tại lễ đăng quang của mình. Ngày nay, nó được đặt tại Tháp Luân Đôn cùng với những trang sức Hoàng gia khác.
Có lẽ do đã trải qua hàng thế kỉ với bao cuộc chiến đẫm máu, viên kim cương Koh-I-Noor được cho là đã bị nguyền. Lời nguyền Koh-I-Noor có phần trái ngược: khi chủ nhân của nó có được sức mạnh và có quyền điều khiển thế giới, thì anh ta sẽ phải chết và gặp nhiều bất hạnh. Nhưng Koh-I-Nooh sẽ bảo vệ bất cứ người phụ nữ nào sở hữu nó.
2. Viên kim cương Sancy – Vô giá
Dù chỉ nặng 55 carat, đây là một trong những viên kim cương đầu tiên được cắt theo các mặt đối xứng và có lịch sử tới hơn năm trăm năm. Nguồn gốc của nó có thể đến từ Ấn Độ.
Chủ sở hữu đầu tiên là Charles the Bold, Công tước xứ Burgundy, nhưng ông đã đánh mất nó tại một trận chiến năm 1477.
Viên đá được đặt là “Sancy” dựa theo tên của người chủ sở hữu say này, ngài Seigneur de Sancy, một Đại sứ Pháp đến Thổ Nhĩ Kì vào khoảng cuối thế kỉ 16. Sancy không chỉ là một nhân vật nổi trội trong triều đình Pháp mà còn là một nhà sưu tầm đá quý đầy nhiệt huyết.
Ông đã cho vua Henry Đệ tam mượn viên kim cương này để gắn lên chiếc mũ miện nhằm che giấu chiếc đầu bị hói của mình. Rồi vua Henry Đệ tứ của Pháp lại mượn viên kim cương từ Sancy. Sau này, vào năm 1664 khi Sancy được bổ nhiệm thành Đại sứ Pháp đến Anh Quốc, ông đã bán viên kim cương cho vua James Đệ nhất của nước Anh. Năm 1668, vua James Đệ nhị, vị vua cuối cùng của nhà Stewart tại Anh Quốc, đã bỏ trốn cùng với nó đến Paris. Tuy nhiên, viên kim cương đã bị trộm mất trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1792.
Viên Sancy đã bặt vô âm tín đến tận năm 1828, nó tái xuất trong tay Hoàng tử Nga Demidoff. Gia đình Hoàng tử là chủ sở hữu tới năm 1865, sau đó bán nó cho một người Ấn Độ giàu có, ngài Jamsetjee Jeejeebhoy ở Bombay. Lần xuất hiện tiếp theo trước công chúng của viên Sancy là tại Triển lãm Paris vào năm 1867. Bà Astor đã cho bảo tàng Louvre mượn viên Sancy nhân dịp triển lãm “Mười thế kỉ của trang sức Pháp” năm 1962. Tuy nhiên, sau khi bà qua đời năm 1964, chính phủ Anh đã tuyên bố viên kim cương thuộc về kho báu quốc gia, nhưng sau đó được đồn rằng nó đã bị bán cho chính phủ Pháp.
3. Viên kim cương Great Star of Africa – Giá trị: 400 triệu Đô la Mĩ
Viên kim cương Cullinan I hay còn gọi là Star Africa nặng 530,20 carat là viên kim cương cắt lớn nhất thế giới. Nó được đặt theo tên người chủ khai thác, ngài Thomas Cullinan. Với hình quả lê và có 74 mặt, nó được gắn trên quyền trượng Hoàng gia (đặt tại Tháp Luân Đôn cùng với những trang sức khác trong bộ trang sức Hoàng gia). Viên Great Star of Africa được cắt gọt từ viên kim cương Cullian nặng 3106 carat lớn nhất thế giới. Viên Cullinan được tìm thấy tại Transvaal ở Nam Phi vào năm 1095 trong một lần kiểm tra tại mỏ Premier. Viên Cullinan được cắt bởi Joseph Asscher và Tập đoàn Amsterdam, những chuyên gia đã thẩm định viên đá quý khổng lồ này suốt sáu tháng trước khi quyết định chia nó ra như thế nào. Cuối cùng, viên kim cương được chia thành chín phần và 96 viên nhỏ hơn nữa. Khi viên Cullian được phát hiện lần đầu tiên, nhiều dấu hiệu cho thấy rằng nó có thể chỉ là một phần của một viên đá lớn hơn rất nhiều. Nhưng không hề có một tài liệu nào về “mảnh thiếu” của nó được chứng thực.
4. Viên kim cương Blue Hope – Giá trị: 350 triệu Đô la Mĩ
Bạn có nhớ viên kim cương xanh Blue Heart từng được nói đến trong bộ phim Titanic của đạo diễn lừng danh James Cameron không? Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với bạn một viên kim cương có màu xanh khác cũng nổi tiếng không kém.
Viên Blue Hope còn được biết đến như Le Bleu de Franch nặng 45,52 carat, được hình thành trong lòng Trái đất khoảng 1,1 tỉ năm về trước. Dù đẹp tới mức hoàn hảo nhưng câu chuyện xuyên thế kỷ về lời nguyền ma quái đối với những ai sở hữu viên kim cương này khiến nó càng trở nên đặc biệt. Nó được đánh cắp từ mắt của tượng nữ thần Sita ở Ấn Độ và bị nguyền rủa kể từ đó, và sẽ mang lại bất hạnh cho bất cứ ai từng sở hữu hay đeo nó.
Viên kim cương với tên khá mỉa mai “Hope” (Hy vọng) (đặt theo tên của người mua là Henry Thomas Hope) có thể từng ó một lịch sử lâu dài và lừng lẫy trước khi trở thành điềm báo của tai họa cho những chủ sở hữu của mình. Người ta cho rằng viên kim cương này là một phần của viên Blue Tavenier nổi tiếng được vận chuyển từ Ấn Độ tới Châu Âu năm 1642. Viên Blue trên đã được vua Louis Thập Tứ mua lại và cắt nó từ 112 carat xuống còn 67,50 carat nhằm khiến nó sáng hơn. Viên kim cương cũng đã bị đánh cắp trong Cuộc cách mạng Pháp. Một viên kim cương nhỏ hơn với màu sắc tương tự đã được bán cho Hope, một chủ ngân hàng người Anh, vào năm 1830. Sau khi được thừa kế viên kim cương, con trai của Hope đã mất toàn bộ tài sản của mình. Cuối cùng một góa phụ người Mĩ tên là Edward McLean đã mua lại nó, sau đó cả gia đình bà đã phải chịu một loạt thảm họa: người con duy nhất của bà vô tình bị sát hại, gia đình li tán, bà McLean đánh mất toàn bộ tiền, rồi sau đó tự sát. Khi thương gia buôn kim cương người New York Harry Winston mua lại nó vào năm 1949, rất nhiều khách hàng đã từ chối việc mua viên kim cương này. Đến bây giờ, nó đang được trưng bày tại Viện Smithosonian ở Washington.
5. Viên kim cương Centenary – Giá trị: 100 triệu Đô la Mĩ
Viên kim cương Centenary được phát hiện tại mỏ Premier vào tháng Sáu năm 1986. Khi còn là kim cương thô, nó nặng tới 599,10 carat. Bậc thầy chế tác Gabi Tolkowsky và nhóm của ông đã dành gần ba năm để hoàn thành công cuộc chuyển hóa nó thành viên kim cương lớn thứ ba thế giới nặng 273,85 carat với màu sắc tuyệt đẹp và không tì vết. Viên kim cương Centenary có đến 247 mặt – gồm 164 mặt trên và 83 mặt bên. Vào tháng Năm năm 1991, nó được công bố và đặt tại Tháp Luân Đôn.
Kích thước viên kim cương này chỉ đứng sau viên Great Star of Africa nặng 530,20 carat và viên Lesser Star of Africa nặng 317,40 carat, cả hai viên này đang được đặt trong bộ Trang sức Hoàng gia Anh Quốc.
Tuy viên kim cương đã bị cắt thành nhỏ hơn, việc cắt một viên kim cương lớn và có giá trị là cả một công đoạn cực kì quan trọng. Một khi chuyên gia được chỉ định sẽ dẫn dắt một nhóm người chuyên cắt kim cương, thì một nhóm kĩ sư, thợ điện, và vệ sĩ cũng sẽ được chọn lựa kĩ càng cho quá trình này. Mười ba mẫu thiết kế khả dụng khác nhau đã được trình ra cho công ty đang sở hữu viên kim cương Centenary, cuối cùng với nhiều đề cử nhất, viên kim cương đã được thiết kế thành hình trái tim.
Ngoài ra, một số viên kim cương nổi tiếng khác như Blue Moon, Graff Pink, Princie, Di sản Cullinan, v.v cũng là những tác phẩm tuyệt đẹp đáng để tìm hiểu.