Tổng quan về Kính Ngọc Học

Kính ngọc học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ hệ thống thấu kính thủy tinh.

Kính Ngọc Học là gì?

Như ta đã biết kính ngọc học, hay còn gọi là kính hiển vi ngọc học được phát triển dựa trên cấu trúc và cấu tạo của kính hiển vi với một chút thay đổi cùng các phương pháp chiếu sáng khác nhau để áp dụng vào việc quan sát đá quý và kim cương.

Ứng dụng:

Ngày nay kính hiển vi được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Và riêng đối với ngành trang sức và kim hoàn với sự phổ biến ngày càng nhiều trong cuộc sống; kính hiển vi được phát triển thành kính hiển vi ngọc học với một chút thay đổi cùng các phương pháp chiếu sáng để xem các tạp chất hay (còn gọi là bao thể) trong các loại đá quý như kim cương, đá sapphire…để xác định chất lượng của những viên đá, phân biệt được viên đá đó là thiên nhiên, đã qua xử lý hay nhân tạo.

Cấu tạo kính hiển vi ngọc học:

Kính ngọc học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ hệ thống thấu kính thủy tinh.

Kính ngọc học bao gồm các bộ phận như sau:

1.Hệ thống thị kính: Là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính; giúp hội tụ hình ảnh mẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại của thị kính là 2x,5x,10x.

2.Vật kính: Là ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính để thu ánh sáng đi xuyên qua vật mẫu. Vật kính có độ phóng đại điển hình như 0.5x, 0.75x, 0.63x, 4x,5x,10x,20x,40x,50x.

3.Núm chỉnh độ phóng đại hình ảnh của vật.

4.Núm chỉnh tụ quang lên xuống, nhằm thay đổi khoảng cách giữa thấu kính và vật mẫu.

5.Nguồn sáng phía trên.

6.Nguồn sáng phía dưới (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen).

7.Núm bật/tắt và thay đổi độ sáng của nguồn sáng phía dưới.

Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi ngọc học:

Ánh sáng khả kiến từ nguồn được tập trung lại khi đi qua tụ quang; để truyền qua mẫu vật được đặt trên giá đỡ hoặc phụ kiện kẹp mẫu đá. Sau đó ảnh của mẫu được hình thành và phóng đại lần thứ nhất; nhờ có một thấu kính có tiêu cự ngắn; gọi là vật kính. Hình ảnh có thể tiếp tục được phóng đại lên nhiều lần nhờ thấu kính phóng. Hình ảnh phóng đại cuối cùng của mẫu vật là ảnh thật; quan sát được là nhờ thị kính (có tiêu cự dài hơn rất nhiều so với tiêu cụ của vật kính; hoặc được ghi lại nhờ CCD camera).

Hiện nay, rất nhiều viện ngọc học nổi tiếng trên thế giới (GIA, AGS…) đều sử dụng kính hiển vi ngọc học để kiểm định chất lượng của các loại đá quý cũng như qua kính hiển vi ngọc học có thể xác định và phân biệt được viên đá đó là thiên nhiên, đã qua xử lý hay nhân tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 552 262