Kim cương thiên nhiên, nhân tạo cùng với Moissanite và CZ có rất nhiều điểm tương đồng và thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết tổng hợp lại các cách phân biệt kim cương và đá CZ/Moissanite để mọi người dễ hình dung và so sánh, đưa ra lựa chọn phù hợp túi tiền. Tránh bị mua hớ.
1. Hãy nhìn vào nó. Quan sát thật tỉ mỉ và tinh tế
Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua lưới tinh thể.
Trong khi đó, do khác biệt về cấu trúc nên khi ánh sáng đi qua viên đá CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn.
Để kiểm chứng điều này, nếu viên đá chưa được đính lên trang sức; bạn có thể đặt nó lên 1 tờ báo có chữ (đỉnh tròn viên kim cương phải nằm trên tờ báo, không đặt ngang). Nếu bạn có thể đọc được dòng chữ bên dưới, viên đá đó có thể là kim cương giả. Trên thực tế, trong thí nghiệm tương tự; bạn không thể nào đọc được dòng chữ nếu đó 1 viên kim cương thật sự; do chỉ số khúc xạ cao sẽ ngăn cản bạn nhìn xuống bên dưới.
Tương tự, bạn đặt viên đá lên trên 1 dấu chấm được vẽ trên 1 tờ giấy trắng và phẳng. Nếu bạn thấy 2 hình ảnh khúc xạ (giống như ảnh ảo của dấu chấm); hoặc bạn thấy 1 hình ảnh phản chiếu bên trong viên đá; đó có thể là Moissanite.
Ngoài ra, ánh sáng phản xạ từ viên kim cương thường biểu hiện sắc thái của màu xám.
Nếu bạn thấy quá nhiều ánh sáng có màu sắc như cầu vồng; đó có thể không phải là kim cương thật.
Bạn cũng có thể quan sát phần đai viên đá (phần rộng nhất trên mặt cắt ngang của viên kim cương). Nếu phần đai quá trơn nhẵn và bo tròn, đó có thể là đá CZ. Kim cương thât luôn luôn có những cạnh khía phẳng, đó có thể là rất nhiều khía mà bạn có thể cảm giác được nếu tinh ý. Người ta không bao giờ cắt bo tròn 1 viên kim cương cả.
2. Hàng giả nặng gấp đôi hàng thật
Xét về hình thức, có thể đá CZ trong giống như kim cương; nhưng thật sự nó là vật liệu có trọng lượng riêng lớn hơn. Với trọng lượng riêng từ 5,6 đến 6,0N/m; đá CZ nặng hơn gần 1,7 lần so với 1 viên kim cương có cùng thể tích. Bạn có thể so sánh viên đá với 1 viên kim cương thật cùng kích thước bằng 2 lòng bàn tay; bạn sẽ nhận được sư khác nhau về trọng lượng này. Viên nào nặng hơn sẽ là đá CZ.
3. Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước
Một phương pháp kiểm tra khác là dùng hơi thở của bạn. Nếu bạn hà hơi vào 1 viên kim cương thật và cố gắng để nó bám hơi nước vào; bề mặt của nó sẽ không bị vẩn đục bởi hơi thở.
Điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên lượng hơi nước sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức. Nếu hơi nước bám khá lâu trên viên đá, đó có khả năng là đá CZ. Thả vào trong nƣớc: nếu viên đá chìm hẳn xuống, đó là kim cương thật. Những viên đá giả sẽ nổi bồng bềnh hoặc lơ lửng ở khoảng giữa. Một điểm đặc biệt khác là kim cương sẽ không được nhìn thấy trong phim chụp X-quang.
Trong khi đó đá CZ hoặc một số tinh thể khác thì có. Mặt khác, khi đặt dưới đèn chiếu tia UV; nhiều viên kim cương sẽ phát ánh huỳnh quang màu xanh dương; một số viên kim cương sẽ không phát ánh huỳnh quang mặc dù nó vẫn là kim cương thật. Tuy nhiên, nếu bạn đặt 1 viên Mossanite dưới tia UV; nó sẽ phát màu xanh lá, màu vàng hoặc màu xám rất nhẹ.
4. Một số biện pháp kỹ thuật
Dùng dòng điện: Việc phân biệt kim cương và Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể. Thay vào đó, người ta sử dụng 1 thiết bị cầm tay có thể tạo ra 1 dòng điện qua viên đá dể đánh giá độ dẫn điện của nó. Dựa trên sự khác nhau về độ dẫn điện của kim cương và Moissanite; người ta có thể nhanh chóng phân biệt được bằng phương pháp này.
Dùng nhiệt lượng: Kim cương có tính dẫn nhiệt và dẫn đều rất cao. Để kiểm tra xem viên đá có phải là kim cương thật hay không, người ta sử dụng thiết bị để truyền nhiệt lượng vào viên đá.
Phương pháp này có thể kiểm tra trong thời gian tối đa là 30 giây. Nếu viên đá giảm nhiệt độ nhanh chóng sau khi được làm nóng, nó có khả năng là kim cương thật.
Hãy thực hiện những bài kiểm tra đánh giá uy tín
Các phương pháp nêu trên phần lớn chỉ mang tính cảm nhận và chỉ đưa ra những gợi ý tham khảo. Nếu muốn biết rõ giá trị của viên đá; bạn vẫn nên thông qua các bài kiểm tra khoa học nghiêm ngặt với các thiết bị chuyên dụng có độ chính xác cao.