Kim Cương Toàn Tập (Phần 6)

Cách Định Giá Kim Cương Theo Tiêu Chuẩn 4C Và Rapaport

Để có thể lựa chọn được một viên kim cương “ sang chảnh” theo đúng nghĩa bóng của nó thì người tiêu dùng, đặc biệt là các “đại gia” chơi kim cương nổi tiếng cũng đã phải trải qua quá trình tìm hiểu một cách kỹ lưỡng để có thể “đầu tư” vào kim cương. Do đó, để định giá được giá trị của một viên kim cương, trước hết chúng ta nên hiểu về tiêu chuẩn 4C, kế đến là Rapaport Diamond Price List (Bảng giá kim cương Rapaport). Bài viết sau đây sẽ mang lại cho người đọc kiến thức về cách định giá kim cương trên thị trường, nơi mà những cái bẫy về” kim cương thật giả” cũng như tình trạng” giá trên trời” đang ngày một gia tăng.

Nhân tố định giá kim cương

Kim cương được định giá một cách cơ bản dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm:

  • Carat – Trọng lượng hoặc kích thước của viên kim cương.
  • Color – Màu sắc của viên kim cương
  • Clarity – Độ tinh khiết hay độ sạch của viên kim cương hay còn gọi là sự vắng mặt của những tạp chất bên trong và các khiếm khuyết bên ngoài
  • Cut – Dạng cắt hay còn gọi là tỷ lệ và góc độ tương đối của các mặt giác trên viên kim cương

Ngoài ra, đôi khi người ta còn đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 5C: bên cạnh 4C kể trên còn có “Cost” (giá cả) hay 6C với “Certification” (Giấy kiểm định) hay thậm chí là “Shape” – Hình dạng của viên kim cương: tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình quả trứng, …

Để có thể định giá được một viên kim cương, tiêu chí đầu tiên mà các nhà nhận định về kim cương cũng như những “đại gia “ có hiểu biết về kim cương đưa ra đó là 4 chữ C. Như đã giới thiệu ở chuỗi bài viết về “Phân loại kim cương và hướng dẫn cách bảo quản đúng cách” ( xem thêm tại dẫn link) thì 4 chữ C đại diện cho Trọng lượng (Carat), Màu sắc (Color), Độ tinh khiết (Clarity) và Dạng cắt (Cut).  Vì lý do đó, trước khi chúng ta đi vào tính toán, điều quan trọng nhất là việc bạn phải nghiên cứu 4 chữ C của nó. Mỗi chữ “C” có một vai trò thiết yếu trong một viên kim cương đẹp, sang và quý hiếm.

Trọng lượng (Carat) – Nhân tố định giá đầu tiên

Chữ C đầu tiên là carat, một đơn vị trọng lượng. Người ta sử dụng carat để tham khảo kích thước của một viên kim cương tuy nhiên điều này là không chính xác. Mặc dù 2 carat thì lớn hơn 1 carat, nhưng viên kim cương 2 carat không có trọng lượng gấp đôi viên 1 carat và viên 3 carat không phải trọng lượng gấp 3. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nó như là một dấu hiệu, nhưng kích thước thực tế chủ yếu dựa vào quá trình viên kim cương thô được cắt bằng máy cắt kim cương chuyên nghiệp.

Carat là một phần rất quan trọng khi định giá kim cương vì nó biểu hiện cho sự hiếm có của một viên kim cương. Đa số các viên kim cương tìm thấy hiện nay là khoảng 1 carat, hầu hết kim cương được bán như một món đồ trang sức thì dao động giữa 1 và 2 carat. Những viên kim cương có kích thước càng lớn thì càng hiếm và do đó giá của nó tăng. Điều này đặc biệt chính xác đối với những viên kim cương màu khi mà kim cương màu 2 carat có thể ngang bằng với một viên kim cương không màu 10+ carat – do đó tất cả phụ thuộc vào ba chữ C còn lại. Ngoài ra, giá trị kim cương không tăng theo tỷ lệ với kích thước carat – một viên kim cương 3 carat không phải là gấp ba lần giá của một viên kim cương 1 carat.

Màu sắc (Color) – Nhân tố định giá thứ 2

Hầu hết các viên kim cương được tìm thấy và mua được phân loại như những viên kim cương không màu. Khi phân loại chất lượng màu sắc trong những viên kim cương không màu, chúng ta thấy sự vắng mặt của màu sắc. Kim cương càng trong suốt thì càng hiếm và có giá trị và giá của nó càng cao. Các nhóm trong phân loại màu không phản ánh cách tăng giá kim cương. Nhìn chung, hầu hết mọi người sẽ mua những viên kim cương trong nhóm G-H-I, nếu họ không quan tâm nhiều đến với chất lượng bên trong của kim cương. Điều này chủ yếu liên quan đến giá kim cương trong loại này.

Ảnh: Bảng phân cấp màu theo tiêu chuẩn GIA

Đối với hầu hết các phần, bạn sẽ hoàn toàn không nhìn thấy màu vàng trong nhóm G-H-I. Nhưng nếu bạn đang quan tâm đến việc có một viên kim cương hoàn toàn hoàn hảo, thì Saga khuyên bạn nên lựa chọn kim cương trong nhóm D-E-F. Nếu bạn đang dự tính mua kim cương như một khoản đầu tư, Saga khuyên bạn nên lựa chọn kim cương màu D. Chính điều này là tác nhân khiến cho giá kim cương tăng lên, thế nhưng hãy xem xét thêm những nhân tố sau nữa.

Độ tinh khiết (Clarity) – Nhân tố định giá thứ 3

Nhân tố cuối cùng trong 3 nhân tố chính mà quyết định nên giá kim cương đó là độ sạch hay độ tinh khiết của kim cương. Nó bao gồm cả những tạp chất bên trong và khiếm khuyết bên ngoài viên kim cương từ các tinh thể, mây, đốm trắng đục, hoặc bụi li ti nhỏ có trong viên kim cương.

Ảnh: Bảng phân cấp độ tinh khiết của kim cương

Độ sạch (Clarity) đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá kim cương. Người sành kim cương hay những người có ý định mua kim cương thì đều không mong muốn có bất kỳ tạp chất gì trong đó. Đó là lý do tại sao mà hầu hết mọi người không lựa chọn những viên kim cương với độ sạch thấp hơn VS2. Những viên kim cương với độ sạch từ I1 đến I3 không còn được sử dụng để làm đồ nữ trang nữa vì thế mà nó không còn là sự lựa chọn tốt cho những ai “sành” kim cương. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc mua kim cương như một khoản đầu tư, thì Saga khuyên bạn nên mua một viên Flawless (hoàn toàn không có tì vết bên trong hay bên ngoài). Lại một lần nữa, hãy xem xét thêm nhân tố tiếp theo.

Dạng cắt (Cut) – Nhân tố định giá thứ 4

Ảnh: Hình dạng của viên kim cương

Bạn sẽ không thấy dạng cắt kim cương được liệt kê vào danh sách giá cả kim cương, tuy nhiên nó lại đóng một vai trò quan trọng góp phần tạo nên giá trị của viên kim cương. Khi một viên kim cương được khai thác, chúng ta gọi nó là một viên kim cương thô. Hình dạng của nó rất bất thường. Sau đó những chiếc máy cắt kim cương sẽ tiến hành phân tích viên kim cương để đưa ra được phương pháp tối ưu để cắt kim cương sao cho tối đa hóa năng suất và sự hoàn hảo. Đó là khi chiều dày mặt dưới được hình thành.

Sau đó, những viên kim cương đã được cắt gọt sẽ được đánh bóng để làm cho những mặt giác trở nên hoàn toàn phù hợp và cân đối. Nhìn chung thì quá trình mài giũa này sẽ khiến cho viên kim cương trở nên rạng rỡ, lấp lánh. Việc mài giũa viên kim cương xác định cách ánh sáng đi vào viên kim cương và phản chiếu ra ngoài. Do đó, nhân tố cuối cùng này, độ sáng của viên kim cương, quyết định nên giá trị của một viên kim cương đặc biệt.

Làm thế nào để tính giá kim cương?

Đó là câu hỏi mà không ít các doanh nhân, hay những người muốn sở hữu những viên kim cương có giá trị , hay kể cả những người sành kim cương đều đặt ra khi họ đang phân vân bỏ một số tiền lớn để đầu tư, hoặc đơn giản chỉ để “chơi”.

Dưới đây là các bước đơn giản để tính giá của một viên kim cương, sẽ giúp ích cho bạn trong việc quyết định lựa chọn viên kim cương theo sở thích mà vẫn phù hợp với túi tiền của mình.

Khi nói về giá thì tất cả kim cương được phân loại theo trọng lượng (carat), và mỗi mức trọng lượng thì có một mức giá riêng. Sau đó nó được chia làm 2 loại là hình tròn hoặc hình dáng lạ mắt (bất cứ hình dạng khác). Nhưng bất kể kim cương bạn muốn mua là hình tròn hoặc hình dáng lạ mắt, cách tính giá kim cương với Danh sách giá kim cương Rapaport là giống hệt nhau.

1. Giá trên mỗi carat

Ảnh: Bảng giá kim cương 3 Carat của Danh sách giá Rapaport

Nếu bạn quan tâm đến một viên kim cương 3 carat, màu G với độ sạch VS1 thì bạn nên tra cứu danh sách giá cho viên kim cương 3 carat, và tìm thấy những giá trị phù hợp với màu G với độ sạch VS1. Trong bảng ở trên chúng ta có thể thấy rằng giá trị là 28.270 mỗi carat. Hiểu được giá trên mỗi giá trị Carat là rất quan trọng khi ta nhìn vào giá kim cương trong ngành công nghiệp kim cương bởi vì nó không phải là giá cuối cùng được nêu ra. Cách tính vô cùng đơn giản và dễ hiểu:

Giá viên kim cương = Giá trên mỗi Carat x trọng lượng carat.

Áp dụng cho ví dụ nói trên thì ta có phép tính: 28.270 x 3= $84,810

Do đó, chúng ta sẽ phải chi 84,810 đô la cho một viên kim cương 3 carat, màu G và độ sạch VS1.

Giả sử bạn muốn mua một viên kim cương với trọng lượng carat cụ thể thì bạn nên tìm kiếm viên 3.12 carat, màu G, độ sạch VS2. Phép tính là: 28.270 x 3,12 = $88.202

2. Rapaport Diamond Price List (Danh sách giá kim cương Rapaport)

Danh sách giá Rapaport là nguồn thông tin đáng tin cậy cho việc buôn bán kim cương và thường được các đại lý sử dụng để định giá giá kim cương. Tuy nhiên, các mức giá trong danh sách này có thể cao hơn đáng kể so với giá giao dịch thực tế. Rapaport được công bố trực tuyến vào nửa đêm thứ 5 hàng tuần.

Danh sách giá Rapaport không đưa ra giá giao dịch chính xác của một viên kim cương mà chỉ là một nền tảng khởi đầu cho các cuộc thương thảo và là cơ sở cho việc ước tính giá trị cho một loạt các viên kim cương với kích cỡ và chất lượng khác nhau. Giá giao dịch là kết quả của cuộc đàm phán giữa người bán và người mua, hơn nữa nó phản ánh rất nhiều yếu tố bao gồm cả đặc tính vật lý của kim cương, điều khoản bán hàng, dịch vụ khách hàng và một loạt các yếu tố khác. Giá giao dịch có thể cao hơn đáng kể hoặc thấp hơn so với giá niêm yết. Do đó, cả người mua và người bán nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc những người “sành” kim cương trước khi quyết định giao dịch kim cương.

Vậy làm thế nào để có thể đọc được Danh sách giá Rapaport?

Tại bảng giá quy định:

– Trọng lượng (Carat): Là hàng trên cùng (phần bôi đen), trọng lượng của viên kim cương trong khoảng từ .ct-.ct.

– Màu sắc (Color): Được thể hiện theo cấp độ từ cao tới thấp: D- F, G-H, I-J, K-L, M-N

– Độ tinh khiết (Clarity): Được thể hiện theo cấp độ từ cao tới thấp: IF, VVS, VS, SI1, SI2, SI3, I1, I2, I3

– Ngày tháng bảng giá được ban hành: Hàng trên cùng phần bôi đen

Ảnh: Bảng giá kim cương Rapaport từ .01-.29 ct

Hướng dẫn cách tính:

– Bước 1: Đối chiếu trọng lượng của viên kim cương cần tính giá trùng với trọng lượng trong bảng Rapaport.

– Bước 2: Đối chiếu màu sắc của viên kim cương cần tính giá trùng với màu sắc trong bảng.

– Bước 3: Đối chiếu độ tinh khiết của viên kim cương cần tính giá trùng với độ tinh khiết trong bảng.

– Bước 4: Đối chiếu cột ngang (độ tinh khiết) và cột dọc (cấp độ màu) để tìm giá/carat (ct) của viên kim cương cần tính (đơn vị tính trong bảng giá quy định là 100 đô la /carat (ct).

Ví dụ:

Ảnh: Bảng giá kim cương Rapaport từ .30-.89 ct

[Theo bảng giá ngày 09/07/2012] Muốn tính giá một viên kim cương là 0,5578ct, màu F, độ tinh khiết VVS1 thì cách tính như sau:

1. Trọng lượng của viên kim cương là 0,558 carat nằm trong khoảng (.50 – .69ct).

2. Đối chiếu cấp độ màu của viên kim cương là màu F ứng với bảng.

3. Đối chiếu độ tinh khiết của viên kim cương là VVS1 ứng với bảng.

4. Đối chiếu màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương thì có giá là 56.

Cách tính giá viên kim cương: 56 x $100 x 0,5578 ct = $3,124

Vì vậy bạn sẽ phải cho ra 3,124 đô la Mỹ để mua được 1 viên kim cương 0,5578 ct, màu F với độ sạch VVS1

Ngoài ra, sau khi đã cân nhắc và tính toán về giá của viên kim cương trong tay thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng Certification (Chứng chỉ kim cương của GIA) để tránh mua phải hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả.

Ảnh: Chứng chỉ kim cương của GIA

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ được phần nào kiến thức về tiêu chuẩn 4C và bảng Rapaport trong khi định giá một viên kim cương. Với 2 cách cơ bản dựa trên carat và đối chiếu với bảng Rapaport, bạn dễ dàng có thể lựa chọn cho mình một viên kim cương phù hợp với túi tiền và phong cách của bạn mà vẫn đảm bảo độ tin cậy. Hãy là một người tiêu dùng thông minh bằng việc hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi quyết định “ đầu tư” vào loại đá quý bậc nhất này!

0937 552 262